Các loại thuỷ tinh thể nhân tạo trong phẫu thuật Phaco

Các loại thuỷ tinh thể nhân tạo trong phẫu thuật Phaco

Phẫu thuật Phaco trở thành lựa chọn của những người mắc chứng đục thủy tinh thể với mong muốn cải thiện thị lực. Tùy vào tình trạng cụ thể của mắt, bệnh nhân sẽ được đặt các loại kính trong phẫu thuật Phaco - Đục thủy tinh thể khác nhau. Cùng Mắt Sài Gòn tìm hiểu xem có bao nhiêu loại thấu kính nội nhãn và đối tượng sử dụng của từng loại như thế nào nhé. 

1. Phẫu thuật Phaco - Đục thủy tinh thể 

Phaco là phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.  

Bác sĩ sẽ đưa đầu siêu âm vào tán nhuyễn thủy tinh thể đục và hút ra ngoài, sau đó đặt vào một thấu kính nội nhãn với công suất được tính toán trước thay thế thủy tinh thể đã hút ra. Với kỹ thuật hiện đại, phẫu thuật Phaco được thực hiện rất nhanh, chỉ khoảng 15 - 20 phút và bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.  

Ngay sau ngày mổ đầu, thị lực của bệnh nhân đã được hồi phục. 

2. Các loại thuỷ tinh thể nhân tạo trong phẫu thuật Phaco

– Thủy tinh thể Hoya PY-60R: Thiết kế tiện lợi khi đặt vào mắt bệnh nhân.

– Thủy tinh thể I flex: là một thấu kính nhân tạo làm bằng vật liệu tương hợp sinh học cao cấp dùng trong phẫu thuật cấy ghép thay thế thủy tinh thể của người. Kính là một khối liền, được mài nhẵn và gia công bề mặt.

– Thủy tinh thể IQ SN6WWF: Chống các tia sáng xanh có hại cho võng mạc, giảm quang sai.

– Thủy tinh thể INFO và LUCIDIS: Thủy tinh thể nhân tạo INFO và LUCIDIS đều được làm từ chất liệu Acrylic ưa nước (chứa 26% là nước), có cấu trúc càng cong khép kín giúp IOL ổn định và định tâm tốt trong bao thủy tinh thể. Điểm đặc biệt và đột phá nhất ở loại IOL cao cấp này là được thiết kế theo công nghệ EDOF – tăng độ sâu trường ảnh.

Nhờ thiết kế quang học đặc biệt tạo ra trường nhìn liên tục: xa, trung gian, gần, kể cả trong điều kiện đồng tử co nhỏ, INFO và LUCIDIS là loại TTT nhân tạo duy nhất có khả năng điều tiết gần giống nhất với TTT tự nhiên.

– Thể thuỷ tinh nhân tạo TORIC: cho phép điều chỉnh các loạn thị giác mạc đi kèm với bệnh đục thể thuỷ tinh. Trong những trường hợp này, nếu chỉ đặt thể thủy tinh nhân tạo thông thường, sau mổ mắt vẫn bị nhìn mờ hoặc nhìn hình bị méo vì những loại thể thuỷ tinh này không thể chỉnh loạn thị trên giác mạc.

Do vậy sau mổ bệnh nhân vẫn phải đeo thêm kính điều chỉnh loạn thị hoặc phải thực hiện thêm phẫu thuật khác. Khi sử dụng nhân Acrysof Toric có thể giảm hoặc khử hoàn toàn loạn thị giác mạc và cải thiện đáng kể thị lực nhìn xa. Tuy nhiên, khi nhìn gần, bệnh nhân vẫn cần phải đeo kính hỗ trợ nhìn gần (kính lão).

Để biết mình phù hợp với loại thủy tinh thể nhân tạo nào, bệnh nhân cần đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và tư vấn.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN